Ý nghĩa 10 ký hiệu Mỹ phẩm mà bạn không nên bỏ qua

KÝ HIỆU MỸ PHẨM THỂ HIỆN ĐIỀU GÌ?

Những ký hiệu mỹ phẩm có nhiều ý nghĩa khác nhau để nói về sản phẩm bên trong như ngày hết hạn, ngày sử dụng, khối lượng hay trọng lượng, … hoặc thể hiện những yêu cầu pháp lý dành cho sản phẩm ở một đất nước, khu vực nào đó, buộc nhà sản xuất phải thực hiện. Việc in những ký hiệu mỹ phẩm này trên nhãn bao bì sẽ giúp người tiêu dùng hiểu rõ sản phẩm đó là gì trước khi sử dụng trên cơ thể.

NHỮNG KÝ HIỆU TRÊN MỸ PHẨM PHỔ BIẾN

CHIẾC HỘP MỞ NẮP – PERIOD AFTER OPENING (PAO)

Đây là ký hiệu mỹ phẩm cho bạn biết được sản phẩm trong hộp sẽ giữ được chất lượng tốt nhất sau khi mở nắp trong một khoảng thời gian cụ thể, thường thì khoảng thời gian này sẽ không dài bằng hạn sử dụng được in trên nhãn. Ký hiệu này biểu hiện thời gian sử dụng bằng chữ M (Month), được in bên trong hoặc bên cạnh ký hiệu trên mỹ phẩm chiếc hộp. Thời hạn sử dụng của những sản phẩm hữu cơ ngắn hơn nhiều so với những sản phẩm khác và tùy vào đặc tính, thường thì thời hạn chỉ từ 3 đến 12 tháng, vì th bạn nên ghi lại ngày tháng khi mở nắp để nắm rõ được thời gian cần sử dụng hết sản phẩm trước khi hết hạn.

 

ký hiệu mỹ phẩm

 

 

Với những sản phẩm hữu cơ có dung tích lớn như tẩy tế bào chết thì khó có thể sử dụng hết chỉ trong một thời gian ngắn. Hãy tích cực sử dụng hoặc bạn cũng có thể chia sẻ chúng cho mọi người trong gia đình, vì những sản phẩm hữu cơ cực kỳ lành tính, mọi độ tuổi đều có thể sử dụng. Và dù có qua hạn sử dụng một chút, chỉ cần đảm bảo rằng bạn sẽ không sử dụng chúng lên mặt và những phần da nhạy cảm, sản phẩm đó vẫn hoàn toàn ổn để bạn sử dụng cho những việc khác như dùng để lau chùi, chà rửa.

ĐỒNG HỒ CÁT – BEST BEFORE END OF (BBE)

 

ký hiệu mỹ phẩm

“Tốt nhất trước khi kết thúc vào” là nghĩa của ký hiệu mỹ phẩm này, đây là khoảng thời gian mà nhà sản xuất khuyên bạn sử dụng và được in trên sản phẩm có thời hạn sử dụng dưới 30 tháng. Để thể hiện rõ hơn, một số nhà sản xuất sẽ in ký hiệu mỹ phẩm này cùng với Expiry Date (Hạn sử dụng). Đảm bảo bạn đọc đúng ngày/tháng/năm được in trên bao bì để tránh hiểu nhầm hạn sử dụng.

 

CHỮ E (E-MARK)

Chữ e viết thường được sử dụng làm ký hiệu mỹ phẩm để biểu thị cho số lượng thực của sản phẩm bên trong tại Liên minh Châu Âu. Đối với mỹ phẩm ở thể lỏng hay rắn, sẽ sử dụng đơn vị đo lường là gram (g) và milliliter (ml) để thể hiện lượng sản phẩm. Không có quy định cho việc đặt chữ e này ở trước hay sau nhãn sản phẩm.

CHÚ THỎ

Những ký hiệu mỹ phẩm chú thỏ dễ thương này đều thể hiện rằng nhà sản xuất đã không thực hiện bất cứ thử nghiệm nào trên động vật khi tạo ra sản phẩm đó. Tuỳ thuộc vào từng ký hiệu mỹ phẩm chú thỏ trên nhãn sản phẩm, bạn sẽ biết được nhà sản xuất đã tham gia và thực hiện đủ yêu cầu của một chương trình cam kết nào dưới đây:

  • The Leaping Bunny (CCIC): Là một chương trình được quốc tế công nhận, nhà sản xuất phải cam kết  không thực hiện bất kỳ thử nghiệm nào trên động vật và tuân thủ các tiêu chuẩn do Chương trình Leaping Bunny đặt ra.ký hiệu mỹ phẩm
  • Cruelty-Free (PETA): Là chương trình của Tổ chức PETA nhằm trao chứng nhận cho những nhà sản xuất khi họ đảm bảo sẽ không thử nghiệm trên động vật trên bất cứ giai đoạn nào trong vòng đời sản phẩm.
  • No tested on animals (CCF): Thuộc Tổ chức phi lợi nhuận độc lập tại Úc, trao sự công nhận “Không thử nghiệm trên động vật” nhà sản xuất và nhà cung cấp.

 

 

 

 

Đã có rất nhiều hãng mỹ phẩm trên thế giới ủng hộ phong trào vì quyền động vật,  nên khi thấy sản phẩm của mình có ba ký hiệu trên, bạn đã đóng góp một phần để bảo vệ động vật khỏi những thử nghiệm đau đớn, cùng nhau mở ra thời kì mới cho ngành công nghiệp mỹ phẩm. Nhưng hãy nhớ kỹ ba ký hiệu mỹ phẩm này, vì không phải bất cứ dòng chữ “Not tested on animals/No animals testing” được in trên nhãn bao bì cũng chứng minh được sản phẩm đó không thử nghiệm trên động vật.

NGỌN LỬA (OPEN FLAME)ký hiệu mỹ phẩm

 

 

Hình ngọn lửa là ký hiệu mỹ phẩm thường xuyên được sử dụng trên đa dạng sản phẩm. Nếu trên nhãn có ký hiệu mỹ phẩm này, tức là sản phẩm rất dễ cháy, luôn tránh xa nhiệt độ cao và nguồn lửa. Vì vậy, bạn hãy bảo quản sản phẩm có nhiều cồn và chất khí ở nơi thoáng mát để tránh sản phẩm hư hại và cháy nổ.

CHỈ TAY VÀO CUỐN SÁCH (REFER TO INSERT)

 

 

Đối với những sản phẩm quá nhỏ, khó thể hiện hết toàn bộ thông tin liên quan trên nhãn chính, nhà sản xuất sẽ đính kèm theo sách hướng dẫn và in ký hiệu mỹ phẩm này trên nhãn. Thông tin đính kèm có thể là danh sách thành phần, hướng dẫn sử dụng hoặc những cảnh báo.

TAM GIÁC MŨI TÊN TÁI CHẾ (MOBIUS LOOP)

ký hiệu mỹ phẩm

 

 

Biểu tượng này sẽ cho bạn biết rằng hộp chứa sản phẩm hoàn toàn có thể tái chế. Tuỳ vào từng biến thể của ký hiệu trên mỹ phẩm, chúng có thể mang nghĩa khác nhau như hộp chứa làm từ nguyên liệu tái chế, một số ký hiệu trên mỹ phẩm còn chứa tên viết tắt của các loại nhựa tạo nên hộp chứa, giúp việc phân loại và tái chế dễ dàng hơn.

HÌNH TRÒN MŨI TÊN HAI CHIỀU (GREEN DOT)

 

 

 

Những nhà sản xuất tại Châu Âu đều phải có trách nhiệm giám sát và quản lý toàn bộ sản phẩm của họ, vậy nên khi in ký hiệu mỹ phẩm này trên nhãn sản phẩm, đồng nghĩa là họ đã trả tiền cho một tổ chức thu hồi và tái chế hoàn toàn những chất thải đóng gói của mình.

CHỨNG NHẬN ECOCERT

 

 

 

Ecocert là một trong những tổ chức chứng nhận sản phẩm hữu cơ lớn trên thế giới, có văn phòng tại 24 quốc gia và cung cấp dịch vụ cho 180 quốc gia trên toàn thế giới. Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn của Ecocert rất nghiêm ngặt và khắt khe, sản phẩm muốn được chứng nhận phải đảm bảo nhiều yếu tố xã hội, môi trường hơn chỉ đơn thuần là một sản phẩm Organic.

Với chương trình chứng nhận và đánh giá hàm lượng hữu cơ cho sản phẩm, Ecocert có hai nhãn ký hiệu trên mỹ phẩm Ecocert Organic và Ecocert Natural. Nếu sản phẩm có ít nhất 95% thành phần có nguồn gốc thực vật và tối thiểu 10% tổng các thành phần là hữu cơ có trong sản phẩm thì sản phẩm đó sẽ thuộc nhãn Ecocert Organic và nhãn Ecocert Natural sẽ dành cho sản phẩm chứa ít nhất 50% thành phần có nguồn gốc thực vật và ít nhất 5% tổng các thành phần là hữu cơ có trong sản phẩm.

 

 

Ngoài ra còn rất nhiều Tổ chức trên thế giới chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nổi tiếng như:

 

Cosmebio – Tổ chức phi chính phủ kiểm định sản phẩm hữu cơ tại Pháp, được thành lập năm 2002. Hai tiêu chuẩn mà Cosmebio cấp là Label BIO cho sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ và Label Écologique cho sản phẩm đạt chứng nhận sinh học.

 

 

 

 

 

 

USDA – Chứng nhận hữu cơ của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ. Chứng chỉ này chỉ cấp cho những sản phẩm đạt chuẩn hữu cơ với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đảm bảo độ an toàn của sản phẩm, bảo vệ và tài nguyên thiên nhiên.

 

 

 

 

 

NPA – Tiêu chuẩn Tự nhiên NPA sẽ dựa trên các thành phần tự nhiên, an toàn và có trách nhiệm trong việc phát triển bền vững của sản phẩm đối với con người và môi trường.

 

 

 

Xem thêm:

Bạn đã biết cách đọc nhãn mỹ phẩm đúng chuẩn chưa?

Giải mã Ý nghĩa những Ký hiệu trên nhãn Mỹ phẩm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *