Cẩm nang, Mẹo làm đẹp
7 nguyên nhân gây nám da chắc chắn bạn chưa biết
Nám da là nỗi ‘ám ảnh’ chung của nhiều chị em, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ và sự tự tin trong giao tiếp. Vậy bạn đã biết nguyên nhân và cách điều trị nám hiệu quả hiện nay chưa?
Nám da là tình trạng da liễu thường gặp ở chị em phụ nữ |
Nám da là gì?
Nám da (melasma) là tình trạng da liễu liên quan đến thay đổi và rối loạn sắc tố da melanin (hắc sắc tố), gây nên các mảng hoặc đốm màu vàng, vàng nâu, thâm đen hoặc đỏ trên da. Các vết nám này thường xuất hiện ở 2 bên má, trán, cằm, môi trên. Một số ít có thể xuất hiện ở da tay, nám ở cổ, lưng, trước ngực.
Hiện nay, ở Việt Nam thường xuất hiện 3 loại nám da phổ biến. Cùng tìm hiểu xem đó là những loại nám da nào nhé!
- Nám từng mảng: Loại có chân nám nông, thường ở lớp biểu bì với màu sắc khá nhạt.
- Nám đốm (nám da sâu): Có màu sẫm hơn, xuất hiện từng đốm nhỏ, chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì của da.
- Nám hỗn hợp: Bao gồm cả nám từng mảng và nám đốm nên việc điều trị sẽ phức tạp hơn.
Khám phá 7 nguyên nhân gây nám da ai cũng cần biết
1. Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây nám da. Khi ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với da sẽ làm sản sinh một lượng hắc sắc tố melanin bất thường. Khiến những đốm nám hình thành và ngày càng lan rộng. Ngoài ra, tia UV trong ánh nắng mặt trời còn phá hủy tế bào, làm vỡ cấu trúc dưới da, gây nên tình trạng da khô, lão hóa thậm chí là ung thư da.
Ánh nắng mặt trời gây nên các vết nám và khiến chúng lan rộng |
2. Thay đổi nội tiết tốNhững giai đoạn như mang thai, kinh nguyệt thất thường, tiền mãn kinh… làm ảnh hưởng lớn đến việc sản sinh nội tiết tố estrogen của cơ thể. Gây rối loạn nội tiết tố và thúc đẩy sản sinh melanin quá mức, hình thành các vết nám da.
3. Lạm dụng mỹ phẩm
Hiện nay có rất nhiều loại mỹ phẩm được quảng cáo là có tác dụng làm trắng da cấp tốc chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, những sản phẩm này đồng thời cũng khiến da bị bào mòn, mất khả năng tự bảo vệ, dẫn đến tình trạng sạm nám, bị tổn thương do các tác động từ môi trường.
4. Di truyền
Nếu trong gia đình bạn có người bị nám thì nguy cơ bạn gặp tình trạng này là rất cao. Theo nhiều nghiên cứu, có từ 33-50% người bị nám là do di truyền. Ngoài ra, người có làn da sẫm màu thường dễ bị nám hơn người có da trắng.
5. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc lợi tiểu, retinoids, thuốc hạ đường huyết, thuốc chống loạn thần… có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Khi bạn sử dụng trong thời gian dài, tình trạng nám, tàn nhang có thể xuất hiện như một cơ chế tự bảo vệ của da.
6. Stress kéo dài
Căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây nám da bạn cần chú ý. Stress có thể làm thay đổi nội tiết tố của cơ thể, khiến da trở nên kém đàn hồi, khô sạm, dễ bị tác động bởi các tác nhân từ bên ngoài, dẫn đến nám da.
7. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng có tác động rất lớn đến sức khỏe làn da. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá) và các loại gia vị cay, nóng thì tình trạng nám da sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.